Cập nhật thông tin, bản đồ quy hoạch quận Bình Thạnh Tp.Hồ Chí Minh về sử dụng đất, giao thông và phát triển không gian giai đoạn 2021 -2030. Quý khách hàng có thể tham khảo thông tin chi tiết về Bản đồ Quận Bình Thạnh & các phường của quận Bình Thạnh mới nhất.
Bình Thạnh là một quận nội thành thuộc Thành Phố Hồ Chí Minh. Quận Bình Thạnh sở hữu vị trí trung tâm thành phố với hệ thống sông ngòi lớn tạo thành mạng lưới giao thông đường thủy và đường bộ hoàn chỉnh giúp việc thông thương với các khu vực tỉnh thành khác một cách thuận lợi.
Phạm vi lập quy hoạch quận Bình Thạnh bao gồm toàn bộ địa giới hành chính quận Bình Thạnh với 20 phường, với tổng diện tích 20,78 km2. Quy mô dân số Quận Bình Thạnh năm 2019: 499.000 người, mật độ dân số 23.109 người/km2. Phạm vi lập quy hoạch có giới hạn:
– Phía Đông giáp thành phố Thủ Đức với ranh giới là sông Sài Gòn
– Phía Tây giáp quận Phú Nhuận và Gò Vấp
– Phía Nam giáp quận 1 với ranh giới là kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè.
– Phía Bắc giáp Quận 12 với ranh giới là sông Vàm Thuật.
Quận Bình Thạnh Thành Phố Hồ Chí Minh gồm 20 phường: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 11, Phường 12, Phường 13, Phường 14, Phường 15, Phường 17, Phường 19, Phường 21, Phường 22, Phường 24, Phường 25, Phường 26, Phường 27, Phường 28.
Tính chất chức năng quy hoạch quận Bình Thạnh: là quận nội thành mang chức năng khu nhà ở – thương mại – dịch vụ – du lịch của thành phố.
1.1. Giai đoạn đến năm 2025:
1.1.1. Cơ cấu sử dụng đất:
– Diện tích đất dân dụng chiếm tỷ lệ 60,39%, tổng diện tích 1.250,49 ha.
– Diện tích đất khác trong phạm vi đất dân dụng chiếm tỷ lệ: 4,27%, tổng diện tích 88,36 ha.
– Diện tích đất ngoài dân dụng chiếm tỷ lệ: 34,67%, tổng diện tích 717,98 ha.
1.1.2. Các tiêu chí sử dụng đất
a. Đất dân dụng: 24,05 m2/ người chi tiết như sau:
– Đất ở: 14,02 m2/người
– Đất công trình công cộng, dịch vụ đô thị: 1,65 m2/người
– Đất cây xanh sử dụng công cộng: 1,64 m2/người
– Đất giao thông đối nội: 4,29 m2/người
– Đất hỗn hợp: 0,86 m2/người
b. Quy mô dân số: 520.000 người
c. Mật độ xây dựng: 30 ÷ 60%
d. Tầng cao xây dựng:
Tối thiểu: 2 tầng
Tối đa: 45 tầng
1.2. Quy hoạch giai đoạn 2030
1.2.1. Cơ cấu sử dụng đất:
a. Diện tích đất dân dụng chiếm tỷ lệ 78,33%, tổng diện tích 1.622,06 ha.
b. Diện tích đất trong phạm vi đất dân dụng chiếm tỷ lệ 12,80%, tổng dienej tích 264,97 ha.
c. Diện tích đất ngoài dân dụng tỷ lệ: 16,73%, tổng diện tích 346,41 ha.
1.2.2. Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất:
a. Đất dân dụng: 28,97 m2/người
Đất ở: 11,70 m2/người
Đất công trình công cộng, dịch vụ đô thị: 2,39 m2/người
Đất cây xanh sử dụng công cộng: 2,52 m2/người
Đất giao thông đối nội: 5,90 m2/người
Đất hỗn hợp: 1,73 m2/người
b. Quy mô dân số: 560.000 người
c. Mật độ xây dựng: 30 ÷ 60%
c. Tầng cao xây dựng:
Tối thiểu: 2 tầng
Tối đa: 45 tầng
2.1. Các đơn vị nhà ở được chia làm 4 cụm chính gồm:
Cụm 1 ( hướng Nam): Gồm các phướng 1, phường 2, phường 3, phường 14, phường 15 và phường 17.
– Diện tích: 252,32 ha chiếm 12,18% diện tích toàn quận.
– Dự kiến quy mô dân số: 128.900 người.
– Chức năng: khu dân cư và trung tâm hành chánh – giáo dục – trung tâm thương mại – dịch vụ – giải trí.
Cụm 2 (hướng Tây): bao gồm phường 5, phường 6, phường 7, phường 11, phường 12, phường 13.
– Diện tích: 555,38 ha chiếm 26,82% diện tích toàn quận.
– Dự kiến quy mô dân số: 175.800 người.
– Chức năng: Khu dân cư và trung tâm thương mại – dịch vụ – giáo dục
Cụm 3 (hướng Đông): bao gồm phường 19, phường 21, phường 22
– Diện tích: 256,41 ha chiếm 12,4% diện tích toàn quận.
– Dự kiến quy mô dân số: 72.600 người.
– Chức năng: Phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch
Cụm 4 (hướng Bắc):bao gồm phường 24, phường 25, phường 26, phường 27 và phường 28.
– Diện tích: 1.006,56 ha chiếm 48,6% diện tích toàn quận.
– Dự kiến quy mô dân số: 182.700 người.
– Chức năng: Phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch
2.2. Dịch vụ đô thị:
a) Mạng lưới trung tâm thương mại – dịch vụ
– Theo quy hoạch tổng thể mặt bằng thành phố, phía Đông Bắc của quận Bình Thạnh phát triển trở thành trung tâm thành phố. Các khu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành các trung tâm thương mại – dịch vụ – du lịch.
– Xây dựng chợ Bà Chiểu thành trung tâm thương mại – dịch vụ hiện đại.
– Xây dựng trung tâm thương mại Văn Thánh, Thanh Đa.
– Quy hoạch bên đường Điện Biên Phủ thành các trung tâm thương mại – dịch vụ – siêu thị – cao ốc văn phòng – chung cư cao cấp.
– Quy hoạch 2 bên đường của đường Bạch Đằng, đường Đinh Bộ Lĩnh, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh theo hình thức nhà phố thương mại.
– Phát triển khu vực Thanh Đa – Bình Quới thành khu phức hợp đa chức năng.
b) Mạng lưới giáo dục
– Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục chú trọng bậc mầm non và tiểu học.
– Nâng cấp mở rộng diện tích của các cơ sở giáo dục hiện hữu.
– Chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp gây ôi nhiễm thành đất giáo dục để xây dựng các trường học mới.
c) Mạng lưới y tế:
– Phát triển hệ thống y tế gắn liền với quá trình phát triển kinh tế xã hội của quận Bình Thạnh.
– Thực hiện khuyến khích xã hội hóa đầu tư cơ sở y tế.
– Nâng cấp các cơ sở y tế hiện hữu từng bước đạt chuẩn quốc gia, trang thiết bị hiện đại.
Xây dựng 20 trạm y tế phường: theo chuẩn Quốc gia về y tế, quy hoạch 1 trạm quy mô 150 – 500 m2/trạm, dự kiến khoảng 0,5 – 1,0 ha. Tổng quỹ đất phát triển ngành y tế đến năm 2030 trên địa bàn quận Bình Thạnh là 13,8512 ha, trong đó:
Cơ sở y tế cấp thành phố: 6,4122 ha (hiện trạng 4,4122 ha, cần thêm 2 ha).
– Nâng cấp bệnh viện Ung Bướu: 1,3444 ha .
– Nâng cấp bệnh viện Nhân dân Gia định: 3,0678 ha.
Cơ sở y tế cấp quận: 7,44 ha (hiện trạng 0,97 ha, cần thêm 6,47 ha). Chỉ tiêu diện tích đất trung bình cơ sở y tế công lập trên địa bàn quận: 0,27 m2/người. Khuyến khích việc phát triển các bệnh viện tư nhân.
d) Mạng lưới câu lạc bộ – thể dục thể thao:
Quy mô diện tích đất thể dục thể thao khoảng 62,47 ha gồm công trình thể dục thể thao cấp thành phố 28 ha và cấp quận 34,47 ha, chỉ tiêu với các phường, quận khoảng 0,62 m2/người.
Khu thể dục thể thao thành phố: Khu công viên cây xanh du lịch sinh thái – giải trí thể dục thể thao tại khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa quy mô khoảng 100 – 140 ha thuộc thành phố, dự kiến khoảng 40 ha, trong đó đất dành cho thể dục thể thao cấp quận chiếm 30% là 12 ha, đất dành cho thể dục thể thao cấp thành phố chiếm 70% là 28 ha.
Công trình thể dục thể thao cấp quận, phường:
– Công trình thể dục thể thao hiện hữu quy mô 6,33 ha sẽ được nâng cấp, cải tạo.
– Công trình xây dựng mới: 12 công trình thể dục thể thao với quy mô 16,14 ha.
e) Mạng lưới văn hóa:
Quy mô diện tích đất xây dựng công trình văn hóa đến năm 2030 là 16,96 ha, đạt chỉ tiêu 0,39 m2/người được bố chí chi tiết như sau:
Diện tích đất công trình văn hóa hiện hữu quy mô diện tích 2,19 ha.
Diện tích đất văn hóa phát triển quy mô diện tích 14,77 ha.
Công trình văn hóa thông tin cấp thành phố được xây dựng mới tại khu Bình Quới – Thanh Đa có quy mô diện tích 5 ha.
Trung tâm văn hóa: Bố trí ở 4 cụm dân cư với tổng diện tích 7,14 ha, cụ thể:
– Cụm I: Trung tâm văn hóa hiện hữu tại số 122 đường Đinh Tiên Hoàng, phường 1 được cải tạo mở rộng quy mô diện tích từ 0,33 ha lên 0,67 ha, tăng 0,34 ha
– Cụm II: Trung tâm văn hóa tại công viên phường 12, quy mô diện tích ha
– Cụm III: Trung tâm văn hóa tại công viên Văn Thánh, quy mô diện tích 2 ha
– Cụm IV: Trung tâm văn hóa tại phường 28, quy mô diện tích 2,8 ha
f) Công viên cây xanh
Hệ thống cây xanh tập trung trên địa bàn quận theo điều chỉnh quy hoạch chung đã được phê duyệt năm 1998 gồm
– Xây dựng hệ thống công viên cây xanh ven đường tạo cảnh quan và không gian xanh. Ngoài ra xây dựng mảng canh dọc theo bờ sông, tuyến đường điện cao thế.
Khu đô thị mới Bình Quới – Thanh Đa bố trí quỹ đất công viên cây xanh diện tích 47 ha, cây xanh cảnh quan dọc sông Sài Gòn, kinh Thanh Đa và Rạch Xuyên Tâm quy mô diện tích 94,06 ha.
2.3. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:
Di rời các khu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp gây ôi nhiễm ra khỏi địa bàn quận. Duy trì các cụm tiểu thủ công nghiệp sạch, không gây ôi nhiễm xen kẽ trong khu dân cư. Chuyển đổi quỹ đất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp thành quỹ đất công trình công cộng, công viên cây xanh.
Tổ chức quy hoạch bám theo mạng lưới giao thông hiện hữu kết hợp với quy hoạch dự phóng, mở rộng một số tuyến đường đảm bảo thông suốt.
Quy hoạch tuyến đường trên cao:
– Tuyến đường trên cao số 1: chạy dọc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
– Tuyến đường trên cao số 4: chạy dọc theo đường Phan Chu Trinh nối dài, kết nối với tuyến đường trên cao số 1.
Hệ thống giao thông công cộng:
– Tuyến đường sắt đô thị số 1: Tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên chạy dọc theo rạch Văn Thánh từ quận 1 về cầu Sài Gòn.
– Tuyến đường sắt đô thị số 3b ( đi ngầm): dọc theo đường Xô Viết Nghệ Tĩnh – Quốc Lộ 13 và xây dựng nhà ga.
– Tuyến đường sắt đô thị số 5: theo đường Phan Đăng Lưu – đường Bạch Đằng – đường Điện Biên Phủ đến cầu Sài Gòn.
Quy hoạch bến bãi: diện tích kho bãi trên địa bàn quận Bình Thạnh là 11,6 ha.
– Kho bãi hiện hữu là 8,1 ha.
– Diện tích khi bãi xây mới là 3,5 ha.
Lượt truy cập: 12,134 , Đang trực tuyến: 17